cách nuôi gà chọi tơ có lực

 Từ một con gà mộc, để trở thành một con gà có, đủ thể chất chinh chiến (vừa rắn chắc về cơ bắp, vừa dẻo dai về sức bền & phải có lực bật tức thời), đòi hỏi người chơi phải công phu lắm. Biết kế thừa những kinh nghiệm cổ truyền.Chăm sóc gà chọi tơ, cách nuôi gà tơ siêu chuẩn đảm bảo sức khỏe tốt nhất, tạo nên chú chiến kê dũng mãnh, lỹ đòn.

CÁCH CHO ĂN :

Mỗi ngày cho gà ăn 2 bữa thóc: Sáng từ 6h – 7h, chiều 17h – 18h tuỳ theo mùa đông hay mùa hè; Buổi trưa khoảng 12h – 13h cho ăn phụ thêm ít mồi & rau quả tươi cho đủ chất.
Mỗi bữa không được cho gà ăn no hết dung tích diều, cho ăn như vậy gà vừa béo vừa lười, không chịu hoạt động lùng sục tìm ăn, mất hết bản năng sinh tồn trong thiên nhiên, hại vô cùng. Vậy lượng ăn mỗi bữa chỉ khoảng 1/2 đến 2/3 dung tích diều, sao cho sau khi ăn xong bữa, không quá 4h đồng hồ, tức là khoảng 10h -11h trưa trong diều không được còn một hạt thóc nào là vừa; với lượng ăn sáng này, đến 12h – 13h trưa, gà đói, bắt đầu sục bới tìm ăn, chủ gà cho ăn bổ sung mồi & rau hoặc quả) cho đỡ đói, chờ bữa ăn chiều.
“Mồi” là thức ăn dầu đạm (protein), ít mỡ (lipit) & đủ chất khoáng. 


PHƯƠNG PHÁP VẦN :

Vần vỗ gà chọi là cách thức tập luyện để chuyển biến 1 gà “mộc” thành 1 gà chiến.
Có 3 hình thức vần gà:

a) Gà vần với gà: 2 gà cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ ”quần thảo” với nhau, gọi là vần hơi hay vần đòn.

b) Gà vần tập với người: gọi là tập bộ, trong đó có hình thức tập ”quay thóc”.

c) 2 gà chạy lồng có người theo dõi đếm vòng. (các hình thức vần sẽ được trình bầy chi tiết ở phần sau).

VÀO NGHệ

là công đoạn không thề thiếu được trong “trình” nuôi gà chọi: Gà có săn chắc, sức chịu đòn cao & công lực phát ra nặng hay không, tuỳ thuộc chủ yếu vào việc làm này.

Vào nghệ như thế nào?: nghệ củ (nghệ nấu thuốc) nghệ này trong Miền Nam mới có nghệ được nấu với phèn chua, muối và các vị thuốc đặc biệt dành cho gà. Nghệ được mài hoặc đánh cho ngấu & sánh là được.

Lấy bàn chải hoặc cọ quét bôi nước nghệ gần khắp cơ thể gà, tập trung ở những vùng hay bị đòn đánh tới như: ĐẦU, MẶT, CẦN CỔ, VAI, LƯNG, CÁNH, HỐC NÁCH, HÔNG SƯỜN, NGỰC & những vùng hay sinh mỡ như: gầm bụng, đít gà.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách chăm sóc gà chọi tơ. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có những kiến thức bổ ích để nuôi dưỡng, huấn luyện chiến kê của mình đạt hiệu quả cao nhất. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi.

Nhận xét