Tìm Hiểu Đặc Điểm Gà Chọi Của 3 Miền Tại Việt Nam

Nhiều người chơi gà đá, gà chọi thường thắc mắc đặc điểm gà chọi hay là gì. Làm sao phân biệt được đâu là gà chọi chính gốc, đâu là gà chọi đã bị lai giống. Vậy giống gà chọi Việt Nam có xuất xứ từ đâu ? Gồm bao nhiêu chủng loại ? Xem ngày tốt để đi đá gà?
đặc điểm gà chọi


Gà chọi bắt nguồn từ đâu ?

Nguồn gốc gà chọi (trong Nam thường hay gọi là gà đá) là giống gà bản địa chuyên phục vụ cho những trận đá gà trong và ngoài nước. Gà chọi nòi được xem là giống tiêu biểu có khả năng chiến đấu, thường được huấn luyện thành chiến kê và mang đi thi đấu. Ngoài ra còn có giống gà tre và gà rừng cũng có thể đá tuy nhiên người ta vẫn ưu tiên nuôi gà nòi.

Do là dòng gà đại diện cho nhóm gà chọi, cho nên chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn về giống gà này.

Đặc điểm ngoại hình của gà chọi

Cách nhận biết gà nòi rặc thường có dáng vẻ oai phong, tướng tá to lớn bệ vệ, rất ra dáng thủ lĩnh. Chúng có bản tính bảo vệ lãnh thổ cao, sẵn sàng giao chiến với bất cứ con gà nào. Tuy nhiên ở miền Nam lại có cách chơi đá gà khác với miền Trung và miền Bắc cho nên đặc điểm gà chọi ở những nơi này cũng khác nhau.

>>> 7749 cách xem ngày tốt để đi đá gà luôn thắng độ


Gà nòi cao lãnh

Đặc điểm sinh trưởng của gà chọi

Ở những con gà khác nhau sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau, nhưng có thể gom chung lại những giai đoạn sau:

  • Gà trống: khi đến khoảng 6 tháng tuổi gà sẽ bắt đầu tập gáy, đến 7 tháng là đã gáy rành rẽ và có thể đi đạp mái.
  • Gà mái: ở gà mái 6 tháng bắt đầu có hiện tượng “cắp ổ” và tới 7 tháng là có thể sinh sản lứa đầu tiên.

Hiện tượng thay lông ở gà chọi sẽ diễn ra theo mùa, thường bắt đầu từ tháng 6 – 11 âm lịch. Lần thay lông đầu tiên lúc gà được 5 tháng tuổi, lần thứ hai lúc gà được 16 tháng tuổi. Lúc này không nên cho gà tham gia thi đấu bởi chúng thường ủ rủ, không đủ sức và bộ lông không đủ để giữ thăng bằng khi thi đấu.

Nhận xét